Nghề đầu bếp ở Việt Nam: Cùng với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của ngành Du lịch Việt Nam, nghề đầu bếp đang là một trong những nghề thiếu hụt nguồn nhân lực có tay nghề. Trên cả nước có rất nhiều cơ sở kinh doanh ăn uống tuyển dụng nghề đầu bếp. Vậy bạn có biết điều kiện làm việc và cơ hội nghề nghiệp của nghề đầu bếp ở Việt Nam.
1. Nghề đầu bếp ở Việt Nam: Bắt đầu từ công việc nhỏ nhất bằng tình yêu với nghề
Hầu như 100% học viên, sinh viên tốt nghiệp đều có việc làm phù hợp với ngành nghề. Tuy nhiên, không phải ai cũng sống lâu với nghề đầu bếp do chịu áp lực từ nhiều phía. Nghề đầu bếp không chỉ đòi hỏi sức khỏe, sự khéo léo, kiên nhẫn, dẻo dai, có trình độ chuyên môn, có kiến thức ẩm thực mà quan trọng hơn cả là tình yêu, niềm đam mê với nghề. Có yêu nó thì mới có quyết tâm theo đuổi, đương đầu và vượt qua khó khăn, thử thách.
Để trở thành những Đầu bếp chuyên nghiệp và thành công thông thường bạn phải bắt đầu từ những việc đơn giản và nhỏ nhặt nhất, đó là: lặt rau, rửa chén,…rồi đến phụ bếp, nhân viên bếp,…mới lên được đầu bếp chính, bếp trưởng. Trải qua cả một quá trình dài gian nan và khổ cực đó, bạn mới có đủ nghị lực, niềm tin và sự quyết tâm, tình yêu lớn với nghề. Đa số các đầu bếp đều từ bỏ trong những năm đầu tiên vì không chịu nổi áp lực.
2. Điều kiện làm việc của nghề đầu bếp ở Việt Nam:
Tính chất công việc của nghề đầu bếp đòi hỏi thường xuyên làm ca đêm, ca ngày, bao gồm cả cuối tuần với cường độ công việc cực kỳ cao vào mùa cao điểm, dịp lễ tết, các buổi tiệc lớn, hội nghị,…Hơn nữa, vấn đề “ô nhiễm” khói và mùi thực phẩm là cực kỳ nghiêm trọng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của các đầu bếp về lâu dài. Vì thế, không ít đầu bếp bỏ nghề vì thiếu đam mê và không chịu được áp lực.
Nghề đầu bếp ở Việt Nam: Nghề đầu bếp là nghề làm việc với cường độ công việc cực kỳ cao
Hiện nay, việc theo học tại các Trung tâm, Trường đào tạo nghề,…với thời gian đào tạo ngắn là sự lựa chọn của nhiều học viên. Tại đây, họ được tạo điều kiện rất tốt từ khâu thực hành đến môi trường thực tập bài bản và chuyên nghiệp; được trang bị đầy đủ kỹ năng và kiến thức cơ bản nhất để trở thành một đầu bếp giỏi.
Tại các cơ sở kinh doanh ăn uống trên cả nước, bộ phận bếp được ưu tiên hàng đầu. Tại đây, các vật dụng, trang thiết bị được cung cấp đầy đủ và tiện nghi phục vụ cho công việc chế biến và sáng tạo của đầu bếp.
Nghề đầu bếp ở Việt Nam: Nghề đầu bếp là nghề được đào tạo ngắn với 100% thực hành
Trong thời buổi hiện đại hóa, công nghiệp hóa toàn cầu, nghề đầu bếp là một trong những ngành nghề có triển vọng phát triển cực kì cao.
3. Cơ hội nghề nghiệp cho nghề đầu bếp ở Việt Nam:
Cùng với sự phát triển không ngừng của ngành du lịch, hệ thống Nhà hàng – Khách sạn thì nhu cầu nhân sự trong lĩnh vực đầu bếp chưa bao giờ đủ. Tuy nhiên, số lượng đầu bếp được đào tạo bài bản đáp ứng yêu cầu chuyên môn của nhà tuyển dụng còn rất ít. Để trở thành một đầu bếp giỏi, đủ chuyên môn, kỹ năng và bản lĩnh cần trang bị cho mình những yếu tố căn bản cho nghề như: Tiếng Anh chuyên ngành cho đầu bếp, tính thẩm mỹ, kỹ năng làm việc nhóm, óc sáng tạo,…đặc biệt không thể thiếu là sức khỏe bền bỉ, dẻo dai và tinh thần quyết tâm, ý chí cầu tiến.
Những đầu bếp giỏi có thể làm việc tại rất nhiều nơi như: Khách sạn – Nhà hàng, câu lạc bộ, quán cafe, bệnh viện, các trường nội trú, các cơ quan, đơn vị…Ngoài ra có thể tham gia giao lưu văn hóa ẩm thực với địa phương, các quốc gia khác trên thế giới, tham gia vào các cuộc thi, các hội nghị, triễn lãm về ẩm thực để quảng bá ẩm thực Việt đến cộng đồng.
Điều đáng lưu ý là hiện nay, hầu hết các đầu bếp chính trong các khách sạn, nhà hàng lớn (từ 4 sao trở lên) đa số đều là người nước ngoài. Thực trạng này là do một bộ phận các đầu bếp Việt chưa thực sự đáp ứng được trình độ chuyên môn, tay nghề cũng như sự nhạy bén, tính độc lập, sáng tạo trong môi trường làm việc hội nhập quốc tế. Vì vậy, các đầu bếp ở Việt Nam cần nhận thức và rèn luyện nhiều hơn nữa để nâng cao tay nghề và khẳng định khả năng của mình trên trường quốc tế.
Hiện nay, mức lương của nghề đầu bếp tại Việt Nam không hề ít chút nào. Phụ bếp chính từ 4-8 triệu/tháng, bếp chính 5-10 triệu/tháng, bếp trưởng 10-30 triệu/tháng chưa kể tăng ca, thưởng nóng, thưởng lễ tết và các chế độ đãi ngộ, khen thưởng khác,…Đặc biệt, nếu bạn có điều kiện, có nhiều mối quan hệ, có trình độ và chuyên môn, sự quyết tâm và tình yêu với nghề, sau khi tính toán và đề ra chiến lược, kế hoạch cụ thể, bạn hoàn toàn có thể mở cho mình một cơ sở ăn uống để hoàn thiện đam mê của bản thân. Với điều kiện làm việc tốt và cơ hội nghề nghiệp cao, Nghề đầu bếp ở Việt Nam hội tụ đủ các yếu tố cơ bản, hấp dẫn về sự thành công nhất định của nghề trong tương lai.
Trường Đào tạo nghề Western
Trả lời