1900 561 267

Học nấu ăn ở TPHCM
Chương trình giao lưu với Đầu bếp Võ Hoàng Nhân – Top Chef Việt Nam
22/05/2017
Nghề nấu ăn: Cơ hội làm việc nước ngoài
10/06/2017

Học nghề nấu ăn – Lối đi mới cho học sinh sau THPT

Mùa tuyển sinh 2017 xuất hiện một dòng chảy ngược, người học chấp nhận “tách nhánh”, học nghề thay vì chỉ chăm chăm thi vào đại học. Thậm chí, nhiều thạc sĩ, cử nhân đã tốt nghiệp chính quy nhưng không thể tìm kiếm việc làm nên đã mạnh dạn tìm kiếm cơ hội tại các trường cao đẳng, dạy nghề. Đặc biệt, trong năm 2017 nghề nấu ăn trở thành 1 trong 3 ngành nghề “hot” dễ kiếm việc làm với thu nhập cao. 

Thạc sĩ, cử nhân “liên thông ngược” để tìm kiếm việc làm

Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Thống kê, tính đến tháng 12/2016 cả nước có 192.800 người có trình độ đại học trở lên thất nghiệp, chiếm gần 1/5 tổng số người thất nghiệp trên toàn quốc. Cũng theo báo cáo trên, con số thất nghiệp trong năm 2016 là trên 1 triệu người, trong đó 48% là người tuổi từ 15 đến 24, độ tuổi được coi là chất lượng “vàng” trong lao động. Trước tình trạng thất nghiệp hiện nay, nhiều thạc sĩ, cử nhân sau khi học và ra trường không kiếm được việc làm phải “liên thông ngược” về các trường cao đẳng, trung cấp, trung tâm dạy nghề để tìm kiếm việc làm.

Mùa tuyển sinh năm nay đã xuất hiện một dòng chảy ngược, người học chấp nhận “tách nhánh”: học nghề thay vì chỉ chăm chăm thi vào đại học.

Nguyễn Tiến Dũng từng tốt nghiệp loại khá tại Đại học Cần Thơ chuyên ngành Công nghệ thực phẩm. Tuy nhiên, hơn 1 năm ra trường chật vật không kiếm được việc làm do kiến thức và kỹ năng chưa đủ, Dũng phải giấu bằng đại học để xin làm trong khu công nghiệp Trà Nóc (Cần Thơ) với trình độ lao động phổ thông. Sau quá trình làm việc, tích lũy được một số tiền nhất định, Dũng quyết định tìm đến một trường dạy nghề với mong muốn được học những điều thật sự cần thiết để tìm kiếm việc làm và Dũng quyết định chọn  Nghề nấu ăn tại Trường dạy nghề ẩm thực Western với ước mơ thay đổi nghề nghiệp với mức thu nhập cao.

Chị Lương Bích Phượng (30 tuổi) từng tốt nghiệp bằng giỏi chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng của trường Đại học Cần Thơ. Sau khi ra trường, chị học tiếp 2 năm để có bằng thạc sĩ và đi dạy ở một trường Cao đẳng, Trung cấp tại TP.Cần Thơ. Được vài năm, vì công việc quá khó khăn, chị phải chuyển sang học Nghề Pha chế tổng hợp tại Trường dạy nghề ẩm thực Western với hy vọng nhờ vào các mối quan hệ gia đình sẽ giúp đỡ được mình trong việc kinh doanh và mở quán nước.

Đây chỉ là 2 câu chuyện nhỏ trong hằng hà những câu chuyện đau lòng của các cử nhân sau khi tốt nghiệp, ra trường. Trước thực trạng đáng buồn này, Nguyên Bộ trưởng Bộ GD & ĐT Phạm Vũ Luận từng thừa nhận: “Hệ thống giáo dục của chúng ta hiện nay được ví như một nhà cao tầng (từ mầm non đến thạc sĩ, tiến sĩ). Đáng lẽ phải có lối đi liên thông trong tất cả các tầng, nhưng hiện tại chúng ta muốn đi từ tầng 2, tầng 3 lên tầng 4, tầng 5 phải đi ngược xuống tầng 1”.

Học nghề nấu ăn – Lối đi mới cho học sinh sau THPT

Theo GS Phạm Tất Dong – Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Khuyến học Việt Nam cho rằng: “Ngày càng nhiều học sinh không chọn thi đại học là tín hiệu khả quan. Bởi thực tế, nhiều năm gần đây, sau khi tốt nghiệp THPT, hầu hết học sinh đều đua nhau vào đại học, nhiều người còn gọi là “phổ cập đại học”. Trong khi đó, phần “trống” là giáo dục nghề nghiệp, nơi cung cấp nguồn nhân lực là công nhân lành nghề phục vụ sản xuất trong giai đoạn hội nhập, cạnh tranh, ít có chất lượng cao.“

Sinh ra tại Phong Điền, Cần Thơ, sau khi tốt nghiệp THPT kỳ thi năm 2014, do chưa có định hướng rõ ràng trong chọn trường, chọn ngành, Huỳnh Chí Vũ lựa chọn đăng ký vào ngành Khoa học máy tính của Đại học Cần Thơ: “Khi đó mình suy nghĩ đơn giản rằng có người thân học và làm việc trong ngành thì sau khi ra trường sẽ được sự giúp đỡ về tương lai nghề nghiệp“. Tuy nhiên, đúng lúc nhận giấy báo trúng tuyển đại học Cần Thơ, Vũ cũng nhận ra ngành mình tìm hiểu hoàn toàn không phù hợp.

Quan sát và nhận thấy nhiều cử nhân ra trường còn đang thất nghiệp, sau những suy nghĩ, đắn đo, chàng trai này mạnh dạn thuyết phục gia đình, quyết chí hằng ngày lặn lội quãng đường trên 20 km từ Phong Điền ra Cần Thơ theo học nghề nấu ăn tại Trường dạy nghề ẩm thực Western để mong muốn trở thành đầu bếp chuyên nghiệp. Với sự nhiệt tình, chịu khó của mình giờ đây Vũ đã trở thành 1 một đầu bếp chuyên nghiệp của Nhà hàng Khách sạn – Ninh Kiều 2.

Buổi học thực hành nghề nấu ăn của học viên Trường dạy nghề ẩm thực Western

Trước tình trạng “Thừa thầy – Thiếu thợ” hiện nay, nhiều đơn vị đào tạo đã có những hướng đi mới, tập trung đào tạo, giúp sinh viên nắm vững kỹ năng nghề, đáp ứng như cầu doanh nghiệp để tự tin tìm được việc làm ngay sau khi tốt nghiệp. Trong số đó có cậu học trò Nguyễn Thanh Hùng cũng từng mơ ước học xong THPT sẽ thi vào đại học. Tuy nhiên, với lực học trung bình và chưa có định hướng rõ ràng về công việc, quá bối rối, chàng trai này đã liều mình “chọn đại” một trường.

Cặm cụi ôn luyện khối A, càng gần ngày thi, Hùng càng nhận ra trường, ngành học mình đăng ký hoàn toàn không phù hợp. Trước tất cả những băn khoăn, lo lắng, chàng trai này đã tìm hiểu và lựa chọn nghề nấu ăn tại Trường dạy nghề ẩm thực Western làm nơi gửi gắm mơ ước tương lai. Được học kiến thức và cọ sát với công việc thực tế ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường cộng với sự chịu khó tìm tòi, học hỏi, Hùng được nhận làm việc tại Nhà khách số 2 ngay sau khi tốt nghiệp, giờ đây Hùng đã trở thành 1 đầu bếp chuyên nghiệp và là trụ cột không thể thiếu của lực lượng đầu bếp tại Nhà khách số 2.

Đồng cảnh ngộ với Hùng là sinh viên Nguyễn Hoàng Phúc của Khoa công nghệ thông tin Trường Đại học Khoa học Tự nhiên TP.Hồ Chí Minh, 2 năm trau dồi trên giảng đường Đại học, Phúc nhận ra mình không phù hợp với ngành nghề mình đã chọn.

Cuối cùng, Phúc tự tìm hiểu và lựa chọn  học Nghề Pha chế tổng hợp tại Trường dạy nghề ẩm thực Western, từ đây tương lai của Hoàng Phúc đã rẽ sang hướng khác. Hiện nay, Nguyễn Hoàng Phúc đang làm việc tại Hệ thống Phúc Long Coffee @ Tea House nổi tiếng bậc nhất tại Tp.HCM. Trao đổi với chúng tôi, em Nguyễn Hoàng Phúc cho biết :Việc chọn nghề, chọn ngành như thế nào không quan trọng miễn sao khi ra trường có việc làm đúng ngành nghề mình đam mê”. Dự định trong năm 2017, Hoàng Phúc sẽ tiếp tục đăng ký học lại chương trình Đại học chuyên ngành Quản trị kinh doanh với quyết tâm trở thành nhà quản lý giỏi vừa có tay nghề, vừa có trình độ học vấn.

Trong nền kinh tế mở hiện nay, tại khu vực ĐBSCL ngày càng nhiều nhà hàng – khách sạn, nhiều công ty, doanh nghiệp được hình thành, điều quan trọng nhất đối với các nhà tuyển dụng không còn là bằng cấp mà là những lao động có tay nghề, những người thợ có khả năng hoàn thành công việc với hiệu quả cao. Nhiều thạc sĩ, cử nhân hiện nay xin làm các việc phổ thông bị các nhà tuyển dụng từ chối bởi họ sợ những lao động này “nửa thầy, nửa thợ” rất khó hoàn thành tốt công việc được giao.

Trước tình trạng “Thừa thầy – Thiếu thợ” hiện nay, nhiều đơn vị đào tạo đã có những hướng đi mới, tập trung đào tạo, giúp sinh viên nắm vững kỹ năng nghề, đáp ứng như cầu doanh nghiệp để tự tin tìm được việc làm ngay sau khi tốt nghiệp.

 Học viên Western giao lưu với Lãnh đạo Hội đầu bếp chuyên nghiệp Sài Gòn và ĐBSCL

Ông Trần Vân Đằng – Phó Hiệu trưởng Trường dạy nghề ẩm thực Western cho biết: “Để giải quyết vấn đề này, Trường dạy nghề ẩm thực Western đã xây dựng chương trình đào tạo sát với nhu cầu của doanh nghiệp, sử dụng phương pháp đào tạo thiên về thực hành và truyền nghề, gạt bỏ các nội dung không cần thiết, tập trung sâu vào các kỹ năng thực tiễn để các em đi làm được ngày, đáp ứng đúng nhu cầu của doanh nghiệp. Đặc biệt, nghề nấu ăn càng phải tăng số thời lượng học thực hành nhằm giúp các bạn học viên vững tay nghề và thực hiện đúng tôn chỉ của nhà trường Lerning to do (Học để làm việc)” Đây có lẽ là một lời giải thích đáng cho bài toán đào tạo và vấn đề đầu ra trong xã hội hiện nay.

Trường dạy nghề ẩm thực Western

Trả lời