Học pha chế ở Kiên Giang: Ngay khi thị trường lao động ngày càng có nhiều cơ hội việc làm cho người lao động trẻ thì cụm từ “định hướng nghề nghiệp” cũng bắt dầu được nhắc đến nhiều hơn. Đơn giản vì năng lực người lao động đôi khi chưa bắt kịp với sự phát triển của nền kinh tế hay thậm chí nhiều người trong số họ còn mù mờ khi nghĩ đến tương lai nghề nghiệp của mình. Bài toán về định hướng nghề cho giới trẻ xem ra khó có được đáp số cuối cùng.
“Người ta nói cứ nói, ta vẫn phải vào đại học”
Hàng năm, cả xã hội lại nóng lên khi kì thi đại học bắt đầu, nhà nhà thi, người người xách túi đi thi bất chấp cái nắng gay gắt của mùa hè. Nhà nào có sĩ tử đi thi cũng như có hội và hồi hộp chờ đợi, hi vọng, thấp thỏm. Nhưng có quá nhiều cái chân cùng chen vào một cánh cửa hẹp, chắc hẳn sẽ có những kẻ buộc phải bỏ cuộc. Tâm lí phải vào đại học bằng mọi giá của nhiều bậc phụ huynh vô hình chung đã đè lên vai các sĩ tử một gánh nặng và tư tưởng chỉ có một con đường “sáng sủa” duy nhất là vào đại học. Học nghề chỉ là lựa chọn cuối cùng khi không thể nào làm khác hơn. Với gia đình khá giả, con đường du học tự túc khi con em họ không có khả năng với đến cánh cửa các trường đại học trong nước luôn được nghĩ đến. Ai cũng muốn con em mình phải hơn thiên hạ ở cái bằng cấp và ít nhất là được bằng bạn bằng bè.
Khi mà trên các phương tiện truyền thông đại chúng, trong các diễn đàn và tại các trường phổ thông, việc định hướng nghề cho học sinh đang được chú trọng hơn với nhiều hoạt động như tư vấn nghề nghiệp, chọn ngành, chọn nghề hợp với sở thích, năng lực của các em thì nhiều bậc phụ huynh lại có những suy nghĩ trái chiều. Họ không cần biết sức học của con ra sao, có năng khiếu ngành nghề nào, thực lực kinh tế gia đình ra sao nhưng vẫn thúc con thi ngành này ngành nọ, có khi ép buộc con phải quyết chí thi đến 2-3 lần chỉ để chạm tay vào cánh cổng đại học.
Tư tưởng phải vào đại học bằng mọi giá ăn sâu vào thế hệ học sinh khiến cho phần lớn các em chỉ biết học và đi theo sự mong muốn của người lớn. Nhiều người trong số họ bị choáng trước những nghề “hot”, không biết mình có năng khiếu về lĩnh vực nào và lại càng mù tịt về những ngành nghề hiện nay để biết mình hợp với loại nghề gì.
Những năm gần đây, việc dạy nghề cho học sinh phổ thông đã được triển khai có hệ thống nhưng các em chẳng ai hứng thú với những nghề đó, thậm chí một số trường chỉ tiến hành một cách hình thức để lấy lệ. Học được vài tháng nghề, các em cũng chỉ là “cưỡi ngựa xem hoa” và đại học vẫn là sự lựa chọn số một để phụ huynh “nở mày nở mặt”. Căn bệnh đó có hay không tên gọi “thành tích”?
Định hướng sai và hậu quả
Vào được đại học nhưng sinh viên hiện nay đi đâu cũng ca thán về ngành nghề mình đang theo học. Đây là một thực tế mà ngành giáo dục đại học chúng ta buộc phải chấp nhận. Trong điều kiện lí thuyết chưa thể đi cùng thực hành trong giảng dạy như bây giờ khiến sinh viên “vỡ mộng” khá nhiều. Sinh viên trước khi bước vào cánh cổng đại học ảo tưởng và tô vẽ quá lớn về ngành nghề mình học, lĩnh vực mình theo đuổi. Nhận thức và hiểu biết không đầy đủ khiến họ bước tự tin một cách mù tịt.
Chính vì thế, sinh viên mới ra trường thường lúng túng khi kiếm việc. Những người này không xác định được con đường rõ ràng và thế mạnh của mình để phát huy. Mong muốn có ngay công việc nên phần lớn trong số này cúi đầu chấp nhận những công việc hoàn toàn không phù hợp, thậm chí trái ngành nghề, chẳng liên quan gì đến những năm tháng dùi mài trên giảng đường. Đại đa số có tư tưởng xin việc vì quyền lợi bản thân chứ chưa nghĩ nhiều đến công việc. Một số nữa lại quá tham vọng do không tự lượng được sức mình nên khi mắc phải sai lầm hay gặp thất bại trở nên chán nản và nhanh chóng đầu hàng. Thiếu say mê và nhiệt huyết với nghề nghiệp, những người trẻ “lạc lối” có thể tồn tại không trong môi trường làm việc cạnh tranh khốc liệt như hiện nay?
Xác định đúng hướng đi cho mình, có sự định hướng nghề nghiệp đúng, người trẻ mới có thể tạo cơ hội thành công trong tương lai. Kiến thức cần đi liền với đam mê nhưng quan trọng hơn, người trẻ cần nhìn ra cơ hội nghề nghiệp cho chính mình.
Học pha chế ở Kiên Giang: Sản phẩm của các bạn học viên Trường Western
Trường Đào tạo nghề Western (St)
Trả lời