1900 561 267

Dạy mở quán Phở
10/04/2017
Tầm nhìn sứ mệnh
12/04/2017

Nghề nấu ăn: Những điều cần biết

Nghề nấu ăn là nghề phổ biến và “hot” nhất hiện nay, nhưng để xác định mình có phù hợp với nghề nấu ăn hay không là một điều không khó. Chúng ta cùng tìm hiểu về nghề nấu ăn nhé này nhé.

I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGHỀ NẤU ĂN:

1. Vai trò, vị trí của nghề nấu ăn:

– Con người muốn khỏe mạnh phải hội tụ nhiều yếu tố, trong đó ăn uống đóng vai trò quan trọng nhất.

– Cơ thể chúng ta luôn đòi hỏi phải có đủ chất dinh dưỡng để được tăng trưởng tốt, bảo vệ cơ thể chống bệnh tật, tăng cường sinh lực, tăng cường sức lao động…

– Nghề nấu ăn là nghề thiết thực phục vụ cho nhu cầu đồi sống hằng ngày. Chính nghề nấu ăn đã giúp cho con người có được những món ăn ngon, hợp khẩu vị, đáp ứng nhu cầu ăn uống trong và ngoài gia đình với đầy đủ nét đa dạng của nó.

2.Yêu cầu của nghề:

Muốn việc nấu ăn có hiệu quả thiết thực phục vụ cho nhu cầu hàng ngày của cơ thể, người làm nghề nấu ăn phải nắm vững kiến thức chuyên môn, có kỹ năng thực hành nấu nướng, biết tính toán, chọn lựa thực phẩm, sử dụng thành thạo và hợp lý những nguyên liệu dụng cụ cần thiết, biết chế biến thức ăn ngon, hợp khẩu vị, đảm bảo vệ sinh và an toàn thực phẩm, đảm bảo giá trị dinh dưỡng của món ăn, làm cho món ăn trở nên ngon miệng, đẹp mắt, kích thích tiêu hóa tạo cơ sở tốt nhất để duy trì và tăng cường sức khỏe.

Nghề nấu ăn

Nghề nấu ăn – Nghề “hot” dễ có việc làm thu nhập cao

 II. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA NGHỀ NẤU ĂN:

1. Ðối tượng lao động:

–  Người làm nghề nấu ăn phải sử dụng những nguyên vật liệu (lương thực, thực phẩm) cần thiết để làm đối tượng lao động của mình.

–  Bên cạnh những thực phẩm tươi sống còn có những thực phẩm muối ướp, sấy khô (hoặc phơi khô) cùng với những gia vị và những phụ liệu khác…kết hợp với những phương pháp chế biến phù hợp để tạo nên thức ăn phục vụ cho nhu cầu ăn uống của con người.

– Trong giai đoạn phát triển kinh tế hiện nay, đối tượng lao động của ngành nghề này hết sức đa dạng, phong phú, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động phát huy tốt đẹp thành quả của mình, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.

2. Công cụ lao động:

–  Các dụng cụ chế biến đơn giản, thô sơ như : các loại nồi niêu, soong,chão, dao, thớt, bát đũa, tô, dĩa, thau, rổ…

– Các thiết bị chuyên dùng hiện đại: bếp điện, bếp gas, lò điện, lò gas, máy xay thịt, máy đánh trứng, nồi hấp, nồi hầm….

–  Xã hội càng phát triển, cuộc sống con người càng được nâng cao, công cụ lao động ngày càng được hoàn thiện, giúp cho người lao động nhẹ nhàng, thoải mái hơn trong công việc của mình.

3. Ðiều kiện lao động:

– Do đặc thù của nghề nghiệp, người lao động làm việc trong điều kiện không bình thường: phải tiếp cận với hơi nóng của bếp lò, mùi tanh của tôm cá, mùi đặc trưng của các nguyên liệu, thực phẩm khác như các lọai khô, mắm, gia vị, dầu mỡ, nước chấm…. Bên cạnh đó, còn có sự ẩm ướt, khói, mùi hơi có lẫn dầu mỡ và các gia vị trong khi chế biến…. Ngoài ra, trong suốt quá trình thao tác, người lao động thường phải đi đứng, qua lại, di chuyển trong phạm vi hoạt động, ít khi được ngối nghỉ thoải mái.

 

– Mặc dù trong điều kiện hiện nay, đời sống vật chất có được nâng cao, những tiện nghi sinh họat, làm việc nội trợ, nấu nướng….. có được cải thiện, nhà bếp được xây cất đẹp đẽ, khang trang, thông thóang và tiện nghi, với đầy đủ những phương tiện hiện đại, nhưng người lao động cũng không thóat khỏi những điều kiện đặc trưng của nghề nghiệp.

4. Sản phẩm lao động:

– Các món ăn, món bánh phục vụ cho nhu cầu ăn uống thường ngày của gia đình (cơm bình dân, cơm hộp, cơm dĩa, thức ăn nhanh…).

– Các món ăn, món bánh phục vụ cho tiệc liên hoan, chiêu đãi, tiếp tân hoặc phục vụ cho khách tham quan, du lịch tại các nhà hàng, khách sạn, cửa hàng ăn uống….

– Ðặc điểm của sản phẩm lao động là góp phần quan trọng vào việc duy trì sức khỏe và thể lực, là thành phần thiết yếu của cuộc sống.

– Cần phải quan tâm đến vệ sinh an toàn thực phẩm để sản phẩm lao động luôn bảo đảm an toàn cho tính mạng của con người.

– Ngòai ra, sản phẩm lao động cần phải được quan tâm đến cách trình bày và sử dụng, thể hiện nét thẩm mỹ đặc trưng của văn hóa ẩm thực Việt Nam.

Nghề nấu ăn

Nghề nấu ăn – Nghề thể hiện nét thẩm mỹ, đặc trưng của văn hóa ẩm thực 

  III. NHỮNG YÊU CẦU CỦA NGHỀ NẤU ĂN CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG:

– Có sức khỏe, tỉ mỉ, cần cù, kiên nhẫn.

– Có óc thẩm mĩ để dùng trong việc xử lí, trình bày món ăn.

– Có trình độ văn hóa phổ thông tối thiểu để có thể nhận định về thực phẩm và dinh dưỡng phục vụ cho việc chọn thực phẩm phù hợp, bảo quản chu đáo, đảm bảo duy trì chất dinh dưỡng cần thiết trong chế biến cũng như khi dọn thức ăn.

– Có kỹ năng chế biến và bảo quản lương thực, thưc phẩm.

–  Ngoài ra người lao động cần được trang bị thêm về các kiến thức: Thực phẩm, dinh dưỡng (chất lượng pha chế); Mỹ thuật (trình bày món ăn ); Nét văn hóa ẩm thực Việt Nam và một số quốc gia tiêu biểu.

* Lưu ý: Những chống chỉ định cho nghề nấu ăn là người lao động không mắc các bệnh sau: Lao phổi; Tim mạch, dạ dày; Suy nhược hoặc rối loạn thần kinh.

Nghề nấu ăn

Nghề nấu ăn – Nghề của sự đam mê, công việc và cuộc sống 

IV. TRIỂN VỌNG NGHỀ NGHIỆP:

–  Xã hội càng phát triển, cuộc sống càng sung túc và văn minh, nhu cầu ăn uống càng được nâng cao.

– Chế biến thức ăn là việc làm cần thiết cho nhu cầu sự sống của con người, được thực hiện ở nơi công cộng hay trong từng hộ gia đình. Chính vì thế, nghề nấu ăn là nghề muôn thuở không thể thiếu được, muốn có thức ăn ngon, phải có người nấu ăn giỏi.

–  Hiện nay, nhiều trường đào tạo nghề nấu ăn được phát triển mạnh mẽ, từ hệ sơ cấp đến hệ đại học, tổ chức dưới dạng các trường lớp chuyên nghiệp, chính qui. không chính qui, các lớp dạy nghề ngắn hạn… Học viên được đào tạo qua các trường lớp chuyên nghiệp sẽ có kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành vững chắc, đáp ứng nhu cầu của xã hội trong việc duy trì và phát triển văn hóa ẩm thực của đất nước trong thời đại ngày nay.

 

–  Ăn uống còn là loại hình thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Trong các cuộc hành trình xuyên quốc gia, du khách thường thích tìm hiểu về đất nước và con người, nét văn hóa ẩm thực độc đáo ( thể hiện qua món ăn và cách ăn) của đất nước mà họ đặt chân đến, vì đó chính là nét đặc trưng của bản sắc dân tộc gắn liền với văn minh nhân loại.

Nghề nấu ăn

Nghề nấu ăn – Nghề không thể thiếu trong cuộc sống hiện nay

 

Nghề nấu ăn – Giới thiệu về Trường dạy nghề ẩm thực Western

Tại Tp.Cần Thơ và khu vực ĐBSCL, các bạn chọn học Nghề nấu ăn có thể tìm hiểu chương trình học tại Trường dạy nghề ẩm thực Western với 90% thời gian tập trung vào thực hành và rèn luyện kỹ năng, sỉ số mỗi lớp từ 10 – 12 học viên. Trong quá trình học, nhà trường sẽ bố trí việc làm tại các nhà hàng, khách sạn để học viên vừa học tập vừa có cơ hội cọ xát thực tế, tích lũy thu nhập và kinh nghiệm làm việc.

 

Trường dạy nghề ẩm thực Western cũng là trường được đánh giá tốt nhất về tay nghề và giá trị thực học của học viên khi làm việc. Các chương trình học Nghề nấu ăn được quan tâm nhiều nhất tại Trường dạy nghề ẩm thực Western (tham khảo Website: www.dayngheamthuc.vn hoặc www.hocamthuc.vn).

Trường dạy nghề ẩm thực Western

Trả lời