1900 561 267

Học pha chế ở Kiên Giang: Phụ huynh định hướng nghề cho con  
12/07/2018
Học làm bánh ở Kiên Giang: Định hướng nghề cho học sinh, con đường hướng nghiệp cần thiết
13/07/2018

Học nấu ăn ở Kiên Giang: Định hướng nghề nghiệp cho học sinh phổ thông một cách sáng suốt

Học nấu ăn ở Phú Quốc

Học nấu ăn ở Kiên Giang: Để thoát khỏi vòng xoáy thất nghiệp đang ảnh hưởng đến hàng nghìn bạn trẻ, học sinh phổ thông cần được định hướng nghề nghiệp ngay từ trên ghế nhà trường.

Học nấu ăn ở Kiên Giang: Định hướng nghề nghiệp cho học sinh phổ thông một cách sáng suốt

Quý I – 2018 cả nước có hơn 200.000 người có trình độ cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp. Ngay từ hôm nay, học sinh phổ thông hãy đảm bảo cho mình một định hướng rõ ràng, hoạch định đúng đắn cho tương lai.

Thất nghiệp trở thành nỗi ám ảnh với người trẻ

Trong tâm tưởng của không ít người Việt Nam, Đại Học là ước mơ duy nhất của sĩ tử và mệnh lệnh cao nhất của phụ huynh mỗi mùa tuyển sinh. Bởi vậy mà sau 12 năm đèn sách, đỗ Đại học là điều mà ai cũng mong muốn cho dù ở địa vị, điều kiện nào.

Theo thống kê của Ban Tuyên giáo Trung ương, Quý I năm 2018 cả nước có hơn 200.000 cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp – gây ra sự lãng phí về nhân lực, thời gian và tiền bạc. Không phải ai ra trường cũng làm đúng chuyên ngành, thậm chí có người không hề sử dụng đến tấm bằng Đại học mà lập nghiệp từ ngành nghề khác với kỹ năng thực tế bằng 0.

Sở Giáo dục – Đào tạo TP Cần Thơ công bố tin tức y tế giáo dục cho biết, chỉ có 5% học sinh có hiểu biết về ngành mình chọn học, 20% hiểu một cách tương đối và đến 75% thiếu hiểu biết về quyết định của mình. Vậy làm thế nào để học sinh THPT có thể định hướng nghề nghiệp một cách đúng đắn, đảm bảo được công việc và tương lai sau này?

Học nấu ăn ở Kiên Giang: Thất nghiệp trở thành nỗi ám ảnh với người trẻ

Các yếu tố quan trọng trong định hướng nghề nghiệp

Để chọn nghề, chọn trường một cách sáng suốt, bên cạnh nguyện vọng của bản thân, bạn hãy tham khảo những yếu tố quan trọng dưới đây:

1. Thị trường lao động và môi trường nghề nghiệp, có thể tìm hiểu nhu cầu của thị trường lao động đang cần những ngành nghề nào, môi trường làm việc của các ngành nghề đó thông qua nhiều phương tiện khác nhau như:

  • Sự tư vấn của thầy cô, gia đình, bạn bè
  • Thông tin trên các phương tiện truyền thông đại chúng : truyền hình, báo chí, internet…
  • Các hội thảo nghề nghiệp của các tổ chức kinh tế – xã hội, các cơ quan truyền thông
  • Thông tin tuyển dụng từ các doanh nghiệp

2. Hoàn cảnh và điều kiện của bản thân, hãy xem xét các yếu tố hoàn cảnh tác động đến quyết định chọn nghề của bạn để chắc chắn mình đủ điều kiện để theo đuổi đam mê:

  • Trường học, ngành học bạn chọn có phù hợp với sức học của bạn ?
  • Việc học hành – đi lại – ăn ở khi học tại trường có thuận lợi cho bạn ?
  • Bạn có muốn tiếp tục học lên cao hay muốn đi làm sớm?
  • Gia đình có khả năng hỗ trợ cho bạn về tài chính và công việc sau khi ra trường?
  • Cơ hội làm việc trong khi học và sau khi ra trường?

3. Nguyện vọng và sở trường, chọn lựa đúng ngành nghề phù hợp với sở trường và ý thích của mình sẽ giúp bạn có cảm hứng và động lực để vượt qua áp lực học tập và khó khăn trong cuộc sống sau này. Hãy xác định rõ nguyện vọng bản thân trước khi chọn nghề như:

  • Muốn làm giàu
  • Muốn có địa vị xã hội, được nhiều người kính trọng
  • Muốn một công việc tự do, thoải mái, sống theo ý mình
  • Muốn làm việc lương cao để giúp đỡ gia đình
  • Muốn làm công tác xã hội để giúp đỡ người khác
  • Muốn làm việc ổn định để có nhiều thời gian cho gia đình và bản thân.
  • Muốn làm công việc mình yêu thích…

4. Công việc phù hợp với pháp luật, đạo đức xã hội:

Có rất nhiều ngành nghề nhàn hạ, lương cao, thậm chí nguồn “cầu” trong xã hội rất lớn, tuy nhiên vi phạm đạo đức xã hội hoặc pháp luật, để lại hệ quả nghiêm trọng mà bản thân bạn và gia đình phải gánh chịu. Do đó trước khi chọn nghề, hãy chú ý đến đạo đức xã hội trong nghề nghiệp đó trước khi ra quyết định lựa chọn.

Học nấu ăn ở Kiên Giang: Các yếu tố quan trọng trong định hướng nghề nghiệp

Chọn nghề nào tốt nhất cho tương lai?

Một trang web của Mỹ đã nghiên cứu và đưa ra 12 nghề không bao giờ sợ thất nghiệp trong mọi thời điểm ở Mỹ và trên hầu hết các nước trên thế giới, Nghề nấu ăn là một trong số đó, đi kèm bên cạnh các nghề như bác sĩ, kỹ sư xây dựng,…

Không sợ thất nghiệp:

Tuy nhiên, ở Việt Nam nói chung và ĐBSCL nói riêng hiện nay số lượng nhân lực đầu bếp sẵn có còn quá thấp và khó có thể đáp ứng nhu cầu của thị trường nghề nấu ăn. Đây chính là cơ hội lớn để những ai có niềm đam mê và yêu thích với nghề nấu ăn này có thể phát triển và tiến xa hơn trong sự nghiệp. Việc làm thu nhập cao tại những nhà hàng, khách sạn lớn sẽ luôn rộng mở cho những ai chọn học nghề nấu ăn và không ngừng nỗ lực để trở thành Bếp trưởng chân chính.

Học nấu ăn ở Kiên Giang: Học viên Trường Western giao lưu với lãnh đạo Hội Đầu bếp CN Sài Gòn

Thu nhập cực cao:

Du lịch, ẩm thực, nhà hàng, khách sạn trong những năm gần đây rất được chú trọng và phát triển nhất là khu vực ĐBSCL. Tất nhiên một khi nhu cầu du lịch, giải trí ngày càng tăng, kéo theo đó là các dịch vụ về ẩm thực, nhà hàng càng được đầu tư để phục vụ thực khách bốn phương. Vì vậy, nghề nấu ăn trong phút chốc sẽ trở thành nghề “thời thượng” có thu nhập khủng đáng được quan tâm.

Theo các chuyên gia về nhân lực thì ngành nghề quản trị bếp và ẩm thực là một nghề hái ra tiền. Lương căn bản của phụ bếp tầm 4-8 triệu/tháng; bếp chính 5-10 triệu/tháng; bếp trưởng 10-30 triệu/tháng. Nếu làm việc tốt, bạn có thể được thưởng thêm rất nhiều khoản khác. Ngoài ra, nếu bạn có điều kiện hoặc tích góp được một số vốn kha khá, sau khi học nghề nấu ăn xong bạn có thể kinh doanh riêng quán ăn nhỏ hoặc hùn vốn mở nhà hàng… Tất cả đều tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi để giúp bạn làm giàu.

 

Học nấu ăn ở Kiên Giang: Buổi học thực hành của các bạn học viên Trường Western

Cơ hội phát triển ở nước ngoài:

Nghề nấu ăn là ngành nghề phổ biến và cần thiết ở bất cứ quốc gia nào. Vì vậy cơ hội phát triển, làm việc ở nước ngoài của những đầu bếp chuyên nghiệp là vô cùng lớn. Đơn cử tại Canada và Úc, hằng năm, các đầu bếp/bếp trưởng của các hệ thống nhà hàng, khách sạn đã phục vụ hàng chục triệu lượt khách du lịch, mang lại nguồi thu khổng lồ cho ngành công nghiệp du lịch tại các quốc gia này.

Nghề nấu ăn luôn luôn “hot”:

Cho dù cuộc sống của con người có phát triển hiện đại và văn minh đến đâu thì ăn uống vẫn luôn là nhu cầu thiết yếu. Vì thế, nghề nấu ăn dù ở thời đại nào, cũng sẽ luôn là nghề được chú ý, đầu tư và phát triển.

Học nghề nấu ăn ở đâu tốt?

Nghề nấu ăn chú trọng phần lớn thời gian vào thực hành để rèn luyện kỹ năng, tay nghề. Chính vì vậy, việc chọn học Nghề nấu ăn tại các trường có chương trình đào tạo chuyên về thực hành là lựa chọn tốt nhất để thành công.

Học nấu ăn ở Kiên Giang: Sản phẩm của các bạn học viên Trường Western

Tại Tp. Rạch Giá, Đảo ngọc Phú Quốc và Tỉnh Kiên Giang các bạn chọn học Nghề nấu ăn có thể tìm hiểu chương trình học tại Trường Đào tạo nghề Western với 90% thời gian tập trung vào thực hành và rèn luyện kỹ năng, sỉ số mỗi lớp từ 08 – 12 học viên. Trong quá trình học, nhà trường sẽ bố trí việc làm tại các nhà hàng, khách sạn để học viên vừa học tập vừa có cơ hội cọ xát thực tế, tích lũy thu nhập và kinh nghiệm làm việc. Trường Đào tạo nghề Western cũng là trường được đánh giá tốt nhất về tay nghề và giá trị thực học của học viên khi làm việc. Trường Đào tạo nghề Western Kiên Giang (Số 370, Trần Quang Khải, Phuờng An Hòa, Tp. Rạch Giá, Tỉnh Kiên Giang, Hotline: 1900561267 – 0938.209.866, Wessite: www.western.edu.vn –www.dayngheamthuc.vn).

Trường Đào tạo ẩm thực Western

Trả lời