Dạy pha chế ở Kiên Giang: Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa công bố số liệu về kỳ thi THPT Quốc gia 2018 cũng như số lượng nguyện vọng đăng ký xét tuyển vào các trường đại học trên cả nước của thí sinh. Nhìn vào các số liệu thống kê, có thể nhận diện xu hướng chọn ngành nghề của thí sinh năm nay.
Dạy pha chế ở Kiên Giang: Dự báo dồi dào nguồn tuyển
Năm 2018, cả nước có 688.641 thí sinh đăng ký xét tuyển đại học (ĐH) trong tổng số 925.961 thí sinh dự thi THPT quốc gia. Năm 2018, tổng chỉ tiêu các trường ĐH-CĐ trong cả nước tăng không đáng kể, ở mức 1,2%. Cụ thể, tổng chỉ tiêu năm 2018 là 455.174 so chỉ tiêu của năm 2017 là 449.559. Tổng số nguyện vọng đăng ký xét tuyển là hơn 2,75 triệu nguyện vọng, vào bảy khối ngành. Với 688.641 thí sinh đăng ký xét tuyển trong khi tổng chỉ tiêu của các trường chỉ là 455.174 trong năm 2018, nhiều chuyên gia tuyển sinh dự báo đây sẽ là một năm dồi dào nguồn tuyển cho các trường.
Về tỷ lệ phân bổ nhóm ngành, tổ hợp xét tuyển mà thí sinh cả nước đã đăng ký do Bộ GD&ĐT công bố, có thể thấy, thực tế thí sinh cũng không “mặn mà” với các tổ hợp mới. Trong hai năm gần đây, năm tổ hợp truyền thống thường chiếm khoảng 90% tổng số nguyện vọng đăng ký dự thi của thí sinh. Cụ thể, sau lộ trình ba năm các trường được tự chủ xác định tổ hợp tuyển sinh, năm 2018 không còn quy định bắt buộc chỉ tiêu tối thiểu để xét tuyển cho các tổ hợp truyền thống nữa. Tuy nhiên, theo thống kê đăng ký xét tuyển năm 2018, về cơ bản các trường và thí sinh vẫn sử dụng tổ hợp truyền thống để xét tuyển. Tương tự như năm 2017, năm nay tổ hợp có lượng thí sinh chọn đăng ký nhiều nhất là: A00: Toán, Lý, Hóa (gần 31%); D01: Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh (27%); A01: Toán, Lý, Anh (12,8%); B00: Toán, Hóa, Sinh (9,5%); C00: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý (10%).
Bộ GD&ĐT cũng đã công bố rất rõ chỉ tiêu theo nhóm ngành và số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển theo nhóm ngành. Trong số bảy khối ngành, khối VII (nhân văn, khoa học xã hội và hành vi, báo chí và thông tin, dịch vụ xã hội, khách sạn, du lịch, thể thao và dịch vụ cá nhân, dịch vụ vận tải, môi trường và bảo vệ môi trường, an ninh, quốc phòng) có tỷ lệ chọi cao nhất, 7,88 nguyện vọng/chỉ tiêu. Khối ngành VII có 783.703 nguyện vọng xét tuyển, trong khi chỉ có 99.439 chỉ tiêu ĐH. Tiếp đó là khối III (ngành kinh doanh, quản lý và pháp luật) có số lượng nguyện vọng xét tuyển cao nhất là 832.684 nguyện vọng, trong khi chỉ có 121.183 chỉ tiêu ĐH. Khối ngành VI (ngành sức khỏe) với 215.173 nguyện vọng với 31.331 chỉ tiêu ĐH…
Đáng chú ý, trong mùa tuyển sinh năm nay, dù sụt giảm nguyện vọng tới 38%, nhưng do chỉ tiêu cũng có sự điều chỉnh giảm tương đương nên tỷ lệ chọi vào ĐH các ngành khối I (nhóm ngành khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên) vẫn ở mức cao với 5,64 nguyện vọng mỗi chỉ tiêu. Hệ đào tạo CĐ nhóm ngành khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên có tỷ lệ chọi rất thấp; chỉ có 1,9 nguyện vọng mỗi chỉ tiêu. Đặc biệt, hệ đào tạo trung cấp của nhóm ngành này chỉ có 727 nguyện vọng đăng ký, trong khi chỉ tiêu là hơn 5.000.
Dạy pha chế ở Kiên Giang: Kéo theo thay đổi tư duy đào tạo
Qua những con số thống kê nguyện vọng xét tuyển của mùa tuyển sinh năm 2018 có thể thấy, đã có một sự dịch chuyển khá rõ nét trong tư duy chọn ngành, nghề của thí sinh. Các tổ hợp xét tuyển và nhóm ngành thí sinh lựa chọn tương ứng với các ngành nghề mà nhu cầu nhân lực trong tương lai đang rất cần như: dịch vụ xã hội, khách sạn – du lịch – thể thao và dịch vụ cá nhân, dịch vụ vận tải, máy tính và công nghệ thông tin, công nghệ kỹ thuật, kỹ thuật, sản xuất và chế biến…
Nhiều chuyên gia đánh giá, ý thức chọn ngành gắn với nghề của học sinh đã thay đổi rất rõ, không còn chọn ngành theo xu hướng, tâm lý đám đông, không quá tập trung ngành “hot”. Điển hình: nhóm ngành dịch vụ, sản xuất và chế biến, kiến trúc và xây dựng, nông, lâm và thủy sản, thú y đã được lựa chọn nhiều hơn năm 2017.
PGS, TS Nguyễn Mạnh Hùng, Hiệu trưởng Trường ĐH Nguyễn Tất Thành phân tích: Quy luật của thị trường thay đổi quá nhanh, nhu cầu nhân lực của nhiều doanh nghiệp giờ chủ yếu chú trọng nhân lực có tay nghề (nhân lực ĐH tuyển không quá 5%); thậm chí, nhiều nơi không quá đòi hỏi về bằng cấp, kiến thức hay phải có trình độ ĐH đã khiến định hướng lập thân, lập nghiệp của học sinh thay đổi. Mặt khác, mức học phí nhiều trường tăng cao đã khiến nhiều học sinh nghèo e dè. Ông chỉ ra, hiện nay GDP của Việt Nam rất thấp, việc nhiều trường, đặc biệt là các trường theo đề án tự chủ tài chính nâng cao mức học phí khiến khá nhiều sinh viên gặp khó và ái ngại theo học ĐH vì không theo nổi.
Theo ông Hùng, các trường ĐH cần phải nhìn thấy được những thay đổi trong nhìn nhận của người học để có hướng đi mới, phù hợp hơn. Giáo dục ĐH là một hệ thống đào tạo nên những người lao động có tri thức, đẳng cấp. Tuy nhiên, kim tự tháp giáo dục ĐH trong thời gian qua đã có sự dịch chuyển rất lớn (đang quay ngược) trong cơ cấu nhân lực, nhu cầu tuyển dụng và cả sự tác động của thị trường.
Các trường cần phải hiểu đây không còn là thời điểm giáo dục ĐH là giáo dục đại chúng nữa. Giờ không phải là lúc đua nhau đào tạo nhân lực trình độ ĐH nữa, mà cần phải hướng đến đào tạo những con người tinh hoa, chất lượng, có vai trò dẫn dắt xã hội phát triển.
Dạy pha chế ở Kiên Giang: Giờ học thực hành của học viên Trường Western
Tại Tp. Rạch Giá, Đảo ngọc Phú Quốc và tỉnh Kiên Giang, các bạn chọn học nghề pha chế có thể tìm hiểu chương trình học tại Trường Đào tạo ẩm thực Western với 90% thời gian tập trung vào thực hành và rèn luyện kỹ năng, sỉ số mỗi lớp từ 10 – 12 học viên. Trong quá trình học, nhà trường sẽ bố trí việc làm tại các nhà hàng, khách sạn, quán nước đẳng cấp để học viên vừa học tập vừa có cơ hội cọ xát thực tế, tích lũy thu nhập và kinh nghiệm làm việc. Trường Đào tạo ẩm thực Western cũng là trường được đánh giá tốt nhất về tay nghề và giá trị thực học của học viên khi làm việc. Vui lòng liên hệ: Trường Đào tạo ẩm thực Western Kiên Giang (Số 370, Trần Quang Khải, Phuờng An Hòa, Tp.Rạch Giá, Tỉnh Kiên Giang, Hotline: 1900561267 – 0938.209.866).
Trường Đào tạo nghề Western (St)
Trả lời