Chương trình đào tạo “Bếp Trưởng bếp Việt” được Trường Đào tạo nghề Western xây dựng luôn có tính chuyên nghiệp dành cho các bạn có đam mê và mong muốn phát triển trong ngành bếp, đặc biệt là trở thành Bếp Trưởng bếp Việt. Tham gia chương trình này, Học viên được đào tạo các món ăn Việt cao cấp và cùng được học bí quyết ẩm thực Việt từ các Chuyên Gia Ẩm thực hàng đầu Việt Nam.
Điểm nổi bật chương trình ngoài việc thực hành dạy nấu ăn bạn sẽ học quản lý, điều phối, phân công công việc, quản lý chi phí, xây dựng thực đơn… cũng như cách tổ chức, quản lý bếp trong nhà hàng và kỹ năng giao tiếp, ứng xử trong tổ chức để bạn có cơ hộ thăng tiến trong ngành F&B.
Nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội cần người quản lý bếp được đào tạo các kiến thức và kỹ năng cần thiết.
Học viên sau khi tốt nghiệp sẽ có đủ kiến thức và kỹ năng điều hành, quản lý bếp trong nhà hàng khách sạn…
II. THỜI GIAN ĐÀO TẠO:
Thời gian: 6 tháng (4,5 tháng học tại trường và 1,5 tháng thực tập).
Học viên chọn 1 trong 2 ca học hoặc chọn 1 trong 3 buổi học.
III. CHỨNG CHỈ TỐT NGHIỆP:
Chứng chỉ sơ cấp nghề “Bếp Trưởng Bếp Việt“ do Trường Đào tạo nghề Western cấp theo chuẩn văn bằng của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp trực thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có giá trị toàn quốc.
Chứng chỉ đào tạo “Executive Chef of Vietnamese Culinary Arts” bằng tiếng Anh được chấp nhận ở thị trường lao động quốc tế do Trường Đào tạo nghề Western và Hội đầu bếp chuyên nghiệp Sài Gòn hoặc Hội đầu bếp chuyên nghiệp ĐBSCL cấp.
IV. HỌC PHÍ ĐÀO TẠO:
Học phí: 25.000.000 VNĐ/ 1 khóa học
Học phí đã bao gồm chi phí nguyên vật liệu, đồng phục và không gồm chi phí nguyên liệu thi tốt nghiệp cuối khóa.
V. CHƯƠNG ĐÀO TẠO BAO GỒM 6 PHẦN:
Phần I: Kiến thức tổng quát
Phần II: Kỹ năng nghề bếp
Phần III: Kỹ thuật chế biến các món ăn Việt Nam
Phần IV: Dã ngoại và giao lưu với các đầu bếp nổi tiếng
Phần V: Thực hành tại các Nhà hàng – Khách sạn
Phần VI: Kiểm tra và thi tốt nghiệp
VI. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH CHI TIẾT CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO:
Phần 1: KIẾN THỨC TỔNG QUÁT
1. Văn hóa ẩm thực Việt Nam.
2. Các xu hướng ẩm thực hiện đại trên thế giới.
3. Kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm.
4. Kiến thức về phòng cháy chữa cháy và an toàn lao động.
5. Kiến thức về thực phẩm:
Dinh dưỡng:
Giá trị dinh dưỡng của thực phẩm.
Bảo quản chất dinh dưỡng trong quá trình chế biến.
Chọn lựa và bảo quản thực phẩm.
Tính giá trị dinh dưỡng, giá trị năng lượng của 1 món ăn.
Vệ sinh thực phẩm:
Vi sinh vật trong thực phẩm.
Phòng tránh ngộ độc thực phẩm.
VSATTP theo tiêu chuẩn HACCP.
6. Xây dựng thực đơn:
Giới thiệu các loại thực đơn.
Thực đơn trong nhà hàng, khách sạn.
Nguyên tắc xây dựng thực đơn.
Luyện tập xây dựng các loại thực đơn theo từng mô hình, chủ đề.
7. Giới thiệu các hình thức ăn kiêng, ăn chay.
8. Tổ chức và quản lý Bếp:
Sơ đồ tổ chức bếp.
Qui trình bếp 1 chiều.
Lập các bảng mô tả công việc các chức danh trong bếp.
Quản lý kho thực phẩm và cung ứng hàng thực phẩm.
Mối quan hệ giữa bếp và các bộ phận liên quan.
Điều hành nhân sự (Phân công, chấm công…).
Lập các biểu mẫu theo dõi, báo cáo.
Triển khai và quản lý công việc trong bộ phận bếp.
9. Bảo vệ môi trường
10. Quản lý chi phí bếp
Định lượng món ăn.
Cách tính giá thành món ăn.
11. Kỹ năng giao tiếp, ứng xử trong tổ chức
Phần 2:KỸ NĂNG NGHỀ BẾP
1. Kỹ năng sử dụng dao, thớt, chảo phần 1:
Giới thiệu các loại dao, các dụng cụ trong bếp và cách sử dụng
Kỹ năng cầm dao, sử dụng dao (chặt/bằm/thái, tỉa)
Phân biệt các loại thớt, phân loại chảo
Kỹ năng xốc chảo
Giới thiệu các phương pháp chế biến món ăn và dụng cụ đi kèm
Kỹ năng cắt thái cơ bản
2. Kỹ năng sử dụng dao, thớt, chảo phần 2:
Cắt các kiểu bằng cà rốt, củ cải trắng
Cắt cơ bản
Cắt tạo kiểu (vảy rồng)
Thái, đập dập, chặt, bằm.
Cắt tốc độ theo nhịp thớt
Kỹ năng phi hành, tỏi.
3. Kỹ năng sử dụng dao, thớt, chảo phần 3:
Cắt các kiểu thường gặp trong bếp: Cắt khối, lạng, cắt chỉ, hạt lựu….
Thực hành kỹ năng xốc chảo (ứng dụng: Cơm chiên tỏi)
Trả lời